Bình nóng lạnh bẩn thường không được nhiều bạn chú ý và dù rằng vệ sinh bình nước nóng bẩn không dễ nhưng việc xả cặn bình nóng lạnh lại đơn giản hơn nhiều. Tham khảo ngay hướng dẫn cách xả cặn máy nước nóng dễ thực hiện tại nhà được hướng dẫn bởi chuyên gia kỹ thuật của Picenza VIệt Nam.
Dấu hiệu bình nóng lạnh bẩn cần xả cặn

Theo thời gian dùng, bụi bẩn từ nguồn nước và cặn khoáng tích tụ lại trên thanh đốt, vỏ bình. Điều này khiến bình nước nóng bẩn và ảnh hưởng đến hiệu suất đun nóng, hoạt động của bình.
Các dấu hiệu bình nóng lạnh bị bám cặn nhiều dễ nhận thấy nhất là:
- Bình nóng lạnh đun nước chỉ ấm chứ không nóng, nước lúc ấm lúc không
- Bình nóng lạnh ra ít nước nóng.
- Có tiếng nổ lộp bộp, lách tách hoặc ầm ầm phát ra khi bật bình.
- Nước nóng chảy ra đổi màu, có lẫn ít bột, rỉ sét hoặc mùi khó chịu.
- Có dấu hiệu rò rỉ nước nhỏ ở gần van xả nước nóng, van giảm áp của bình.
- Thời gian đun nước nóng lâu hơn bình thường.
- Nước mất nhiều thời gian để nóng lên
Có thể bạn quan tâm: Thời gian làm nóng nước của bình nóng lạnh là bao lâu? Tìm hiểu ngay.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bộ kit test nước để kiểm tra chính xác nước bình nóng lạnh có cặn hay không đơn giản với chi phí hợp lý.
Vì sao cần xả cặn bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh cần được xả cặn định kỳ là một phần của quá trình bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo độ bền và tuổi thọ của bình.
Bởi lẽ, theo thời gian, cặn lắng tích tụ ở đáy bình nước nóng, có thể dẫn đến tắc nghẽn, bình hoạt động kém hiệu quả. Việc xả cặn bình nước nóng giúp loại bỏ cặn lắng, bao gồm khoáng chất, cát, bụi và các tạp chất khác.

Nếu không xả cặn, phần cặn đó tích tụ lâu ngày khiến bình ít nước nóng, tiêu tốn điện năng, thậm chí làm hỏng thanh đốt và gây rò rỉ điện. Ngoài ra, cặn bẩn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây mùi khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe. Thậm chí, khi đã quá lâu không vệ sinh bình nóng lạnh bẩn đúng cách, bình có thể bị hỏng hoàn toàn, không sử dụng được nữa.
Có thể bạn quan tâm: Bình nóng lạnh có tốn điện không? 4 cách sử dụng tiết kiệm.
Cách xả cặn bình nóng lạnh tại nhà đơn giản
Dưới đây là những hướng dẫn cách xả cặn bình nóng lạnh bẩn được tham khảo bởi các chuyên gia kỹ thuật của Picenza.

Đầu tiên các bạn cần chuẩn bị:
- Tua vít, kìm, cờ lê, băng tan để hỗ trợ trong việc mở, đóng van nước, tháo đường ống với các mối nối.
- Xô hoặc chậu đựng nước để hứng nước khi mở van hoặc nước từ đường ống, bình chảy ra không bắn văng ra ngoài, ướt quần áo.
- Bút thử điện: Kiểm tra chắc chắn nguồn điện của bình nước nóng đã được tắt trước khi tiến hành xả cặn.
Cụ thể, cách xả cặn bình nóng lạnh tại nhà bao gồm 8 bước như sau:
Bước 1: Khóa van nước cấp vào bình nóng lạnh
Khi lắp bình nóng lạnh sẽ có van cấp nước vào bình. Nên khi tiến hành xả cặn, các bạn cần khóa van đường nước vào bình.
Bước 2: Tắt nguồn điện vào bình nóng lạnh
Các bạn phải ngắt nguồn điện bình nóng lạnh trước khi xả nước để đảm bảo an toàn và không hư hại các thiết bị của bình.
Việc tắt nguồn điện này bao gồm cả việc dập cầu dao, rút khỏi ổ cắm điện bình nước nóng.
Bước 3: Xả bỏ nước nóng trong bình (nếu có)
Khi tiến hành xả cặn, nếu trong bình còn nước nóng có thể gây bỏng. Do đó, nếu trong bình có nước nóng, các bạn có thể đợi cho nguội bớt, hoặc xả bớt nước nóng qua vòi.
Bước 4: Vặn đường ống nước vào và ra của bình
Khi không còn nước nóng trong bình, các bạn sẽ vặn ống cấp nước vào bình (thường là ống màu xanh), để cho nước dư trong ống chảy hết.
Tiếp các bạn sẽ vặn đường nước nóng nối trực tiếp từ bình (thường là ống màu đỏ). Khi này, khi thả ống các bạn cũng cẩn thận tránh để nước nóng dư trong bình (nếu có) bắn vào gây bỏng.
Các bạn lưu ý, đường ống dẫn nước vào bình là đường một chiều. Nếu khi tháo ống dẫn nước nóng ra từ bình mà đường ống dẫn nước vào không rò rỉ nước là van dẫn nước một chiều vào bình vẫn đang hoạt động tốt.

Lúc này, tiếp tục tháo nốt van một chiều của đường ống dẫn nước vào. Khi tháo van một chiều này ra thì lúc này nước sẽ chảy ra.
Bước 5: Thảo núm xả cặn của bình
Chờ khi nước trong bình đã chảy ra hết, các bạn sẽ dùng Cờ lê để vặn ốc núm xả cặn của bình. Các bạn chú ý là phần núm ốc này sẽ gắn liền với thanh Magie của bình nên các bạn vừa vặn vừa giữ nếu không sẽ làm rơi thanh, gây hỏng.
Bước 6: Nối ống cấp nước vào với đường dẫn nước ra của bình
Các bạn sẽ nối ống cấp nước vào (dẫn nước lạnh vào bình) với đường nước nóng (đầu ra) của bình. Mục đích là để dẫn nước lạnh vào xả, sục bình, và cặn bẩn sẽ đi ra theo lỗ xả cặn đã thiết kế của bình.
Sau đó mở vòi nước để nước chảy vào bình và đi ra cuốn theo bụi bẩn trong 2-3 phút. Các bạn có thể mở thêm vòi nước chậu rửa ở gần xung quanh bình nóng lạnh để giảm áp suất, giúp nước thoát nhanh hơn.Kiểm tra khi nào nước đỡ trong hơn thì ngắt nguồn nước.
Bước 7: Rửa sạch thanh Magie
Các bạn tiến hành vệ sinh thanh Magie sạch sẽ trước khi gắn lại bình.
Bước 8: Lắp lại các đường ống và mở nguồn điện
Khi đã vệ sinh xong bình nóng lạnh bẩn, xả cặn sạch rồi thì các bạn sẽ:
- Lắp lại thanh Magie và dùng cờ lê vặn chặt ốc xả cặn.
- Lắp lại van một chiều và đường dẫn lạnh vào bình nóng lạnh.
- Lắp đầu ống dẫn nước nóng với bình, đầu còn lại chưa gắn lại đường nước tổng.
- Mở van nước để cấp nước vào bình. Khi nào nước vào đầy bình nóng lạnh và có nước chảy ra theo đường nước nóng bình thường, thì lúc này mới nối đầu kia của ống dẫn nước nóng vào đường ống tổng.
- Kiểm tra các đầu nối được vặn chắc chắn, không rò rỉ nước thì sẽ đi nối điện lại cho bình.
Nếu không có gì xảy ra, là các bạn đã tiến hành xả cặn bình nóng lạnh xong.
Có thể bạn quan tâm: Nước trong bình nóng lạnh có mùi hôi: Nguyên nhân – Cách xử lý
Lưu ý khi vệ sinh bình nóng lạnh bẩn
Một số lưu ý khi vệ sinh bình nóng lạnh bẩn mà các bạn cần chú ý:
- Nếu bạn chắc chắn thao tác thì nên liên hệ thợ kinh nghiệm để việc vệ sinh, xả cặn bình nhanh và không có hỏng hóc bất ngờ xảy ra.
- Nên gắn thêm van một chiều ở đường nước lạnh vào bình. Nó vừa có tác dụng giữ cho nước đi một chiều mà còn giúp xả áp suất trong bình khi áp suất quá cao, tránh gây nổ.
- Nếu nhận thấy cặn bám tích tụ nhiều, các bạn nên cân nhắc lắp thêm hệ thống lọc nước để giảm lượng trầm tích trong bình nước nóng của bạn.
- Kiểm tra hướng dẫn sử dụng và tuân thủ theo khuyến cáo của hãng sản xuất về vệ sinh bình nóng lạnh.
Bao lâu thì vệ sinh bình nóng lạnh?
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Picenza, các bạn nên xả cặn bình nóng lạnh ít nhất một lần một năm. Nếu bạn sống ở khu vực có nguồn nước cứng (có hàm lượng khoáng chất cao), các bạn nên xả cặn khoảng sáu tháng một lần.
Việc vệ sinh bình nóng lạnh bẩn, tiến hành xả cặn là biện pháp bảo dưỡng định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giúp bạn tránh gặp phải lỗi nguy hiểm, sửa chữa tốn kém trong tương lai.

Trên đây là những thông tin chi tiết xung quanh Bình nóng lạnh bẩn: Cách vệ sinh và xả cặn bình nóng lạnh dễ thực hiện. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về việc vệ sinh xả cặn bình nóng lạnh hoặc cần tư vấn về chọn mẫu bình nóng lạnh phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ với Picenza theo số 1800 1504 để được hỗ trợ nhanh nhất.