Nổ bình nóng lạnh là nỗi lo của nhiều gia đình khi sử dụng thiết bị này. Vậy bình nóng lạnh có nổ thật không? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và làm sao để phòng tránh? Cùng Picenza tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để sử dụng bình nóng lạnh an toàn và hiệu quả.
Bình nóng lạnh có nổ thật không?
Nhiều người thắc mắc bình nóng lạnh có nổ thật không? Câu trả lời là Có, dù đây không phải là tình trạng phổ biến. Thực tế, các vụ nổ bình nóng lạnh đã được ghi nhận trong một số trường hợp là do lỗi kỹ thuật, sai sót khi lắp ráp bình.

Nguyên nhân phổ biến gây ra nổ bình nóng lạnh là áp suất. Áp suất tích tụ trong bình nước nóng vượt quá giới hạn của lõi bình do nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến phát nổ. Điều này có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho ngôi nhà, sự an toàn của gia đình bạn. Vì vậy, biết nguyên nhân bình nóng lạnh nổ và cách tránh phòng là điều rất quan trọng.
Nguyên nhân nổ bình nóng lạnh
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bình nóng lạnh nổ như sau:
Van giảm áp hỏng gây ra áp suất quá lớn
Áp suất quá mức bên trong bình nước nóng là nguyên nhân chính gây ra nổ. Van giảm áp suất, một tính năng an toàn quan trọng được trang bị trên bình nóng lạnh giúp ngăn ngừa điều này. Tuy nhiên, khi van giảm áp không hoạt động bình thường hoặc bảo dưỡng kém dẫn đến tích tụ cặn có thể gây ra áp suất quá mức.

Việc bảo dưỡng, vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ thường xuyên, bao gồm thay thế thanh anode, xả bình và tẩy cặn, có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Các vấn đề về bộ điều nhiệt, rơ le
Bộ điều nhiệt trong bình nước nóng có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ nước. Bình thường, nước sẽ đun nước nóng đến 80 độ C là dừng đun. Nếu bộ điều nhiệt bị hỏng, nó khiến nước nóng hơn nhiệt độ mong muốn, dẫn đến áp suất tăng nhanh, vượt quá giới hạn chịu đựng của lõi và vỏ bình và gây ra nguy cơ bình nóng lạnh nổ. Kiểm tra thường xuyên có thể đảm bảo bộ điều nhiệt hoạt động bình thường.
Đối với Bình nóng lạnh Picenza, việc rơ le điều chỉnh nhiệt độ được đảm bảo an toàn cho người sử dụng ở mức tối đa nhờ Công nghệ 2 Rơ le.
Có thể bạn quan tâm: Công nghệ 2 rơ le bình nóng lạnh là gì? Có tác dụng như thế nào?
Nước không vào bình nóng lạnh
Do sử dụng liên tục hoặc nguồn cấp nước có vấn đề khiến cho nước không chảy vào bình nóng lạnh kịp. Lúc này, thanh gia nhiệt sẽ được làm nóng mà không có nước tỏa nhiệt khiến nó bị quá nhiệt và gây ra cháy nổ.
Lâu không vệ sinh, bảo dưỡng, bình nóng lạnh hết tuổi thọ
Thói quen sử dụng không vệ sinh bảo dưỡng bình trong thời gian dài cũng như bình đã sử dụng lâu năm, hết tuổi thọ cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây nổ bình nóng lạnh.
Do sau thời gian dài sử dụng, các thiết bị đều giảm độ bền, bị ăn mòn, dễ gây rò rỉ điện, chập cháy dẫn đến nguy cơ gây nổ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vệ sinh bình nóng lạnh Picenza chuyên nghiệp.
Nổ bình nóng lạnh do bật 24/24h
Bình nóng lạnh bật 24/24h khiến bình luôn trong tình trạng hoạt động liên tục, quá tải khiến giảm tuổi thọ các bộ phận của bình nhanh chóng và gây ra nguy cơ chập điện, cháy nổ bình nước nóng.

Có thể bạn quan tâm: Bình nóng lạnh có tự ngắt điện không? Khi nào ngắt?
Do lắp các thiết bị bình lỗi
Nguyên nhân bình nóng lạnh nổ do lỗi kĩ thuật có thể xảy ra do bình lắp sai ngay từ đầu (khá hiếm) hoặc sau sửa chữa thợ tay nghề kém hoặc tự sửa tại nhà lắp không chính xác khiến nguồn điện vào bình không ổn định. Điện áp tăng lên nhanh chóng tạo thành nhiệt gây chập cháy vỏ bình, nổ bình bất ngờ.
Dấu hiệu bình nóng lạnh có thể sắp nổ
Biết các dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ nổ bình nóng lạnh kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện cần chú ý:
- Van xả áp suất rỉ nước: Nước nhỏ liên tục từ van xả áp suất khác với bình thường.
- Có mùi lạ rò rỉ từ bình: Đặc biệt là có thể là mùi khó ngửi như mùi trứng thối thoát ra từ bình.
Tìm hiểu: Bình nóng lạnh có mùi khét ; Bình nóng lạnh có mùi hôi
- Tiếng bình nóng lạnh nổ lộp bộp: Bình nóng lạnh khi tăng áp suất sẽ tạo ra tiếng lộp bộp như nước sôi trong bình.
- Bình rung: Bình có dấu hiệu rung lắc dù không có tác động gì xung quanh bình.
- Nước đổi màu: Nước chảy ra có màu nâu hoặc đục, báo hiệu có rỉ sét và cặn nhiều trong bình, có nguy cơ gây nổ.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê trên đây, cần liên hệ ngay với thợ giàu kinh nghiệm để xử lý sớm.
Cách phòng tránh nổ bình nóng lạnh
Để tránh nguy cơ nổ bình nóng lạnh, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng sau:
- Kiểm tra và vệ sinh bình 6-12 tháng/lần, thay thanh anode, tẩy cặn, kiểm tra các bộ phận quan trọng để đảm bảo bình vẫn đang hoạt động bình thường.
- Quan sát thợ làm cẩn thận để có thể chắc chắn rằng bình nóng lạnh của bạn được lắp đặt cẩn thận, các đường ống, van đều được kiểm tra, hoạt động tốt và lắp đúng cách.
- Không bật bình nóng lạnh cả ngày, khi nào cần sử dụng thì bật trước 20-30 phút. Khi sử dụng thì ngắt nguồn điện vào bình.
- Luôn kiểm tra nguồn nước trước khi bật, nước vào bình đầy đủ để tránh cháy thanh nhiệt, gia tăng áp suất trong bình.
- Khi nghe bình nóng lạnh nổ lộp bộp hoặc thấy van giảm áp rò rỉ nước thì ngắt điện ngay và gọi thợ đến kiểm tra.
- Khi thay van, bộ điều nhiệt hoặc các bộ phận khác, chọn phụ kiện từ nhà sản xuất để đảm bảo tương thích và an toàn.

Nguyên tắc an toàn sử dụng bình nóng lạnh tránh nguy cơ phát nổ
Ngoài ra, cách bảo dưỡng, sử dụng hàng ngày thì có một số Nguyên tắc an toàn sử dụng bình nóng lạnh tránh nguy cơ phát nổ như sau:
- Mua bình từ thương hiệu uy tín, chất lượng, có thời gian bảo hành dài, xuất xứ rõ ràng.
- Với bình đã sử dụng lâu năm (trên 10 năm) và ít vệ sinh thì nên cân nhắc thay bình mới.
- Đảm bảo hệ thống điện ổn định, sử dụng bình có trang bị ELCB để giảm thiểu rủi ro chập điện.
- Trong quá trình dùng, đặt nhiệt độ ở mức 50-60°C, tránh để nước quá nóng gây áp lực.
- Khi có tình trạng rò điện ngay lập tức ngắt điện vào bình để đảm bảo an toàn.
- Nếu nghi ngờ nguyên nhân nổ bình nóng lạnh do hỏng linh kiện, đừng tự động sửa mà hãy gọi thợ kiểm tra.

Mời bạn tham khảo một số máy nước nóng an toàn bán chạy nhất tại Picenza như:
Có thể bạn quan tâm: Hệ thống chống giật ELCB là gì? Hoạt động như thế nào?
Dù nổ bình nóng lạnh hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra khi bạn không chú ý bảo dưỡng và sử dụng đúng cách. Những nguyên nhân nổ bình nóng lạnh này hoàn toàn có thể tránh được bằng cách bảo dưỡng định kỳ và xử lý sớm các dấu hiệu bất ngờ.
Trên đây, bài viết Nổ bình nóng lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh hi vọng đã mang thông tin hữu ích cho các bạn. Nếu cần hỗ trợ, đừng ngại liên hệ Picenza để nhận tư vấn nhanh và chuẩn kiến thức.