Để bình nóng lạnh hoạt động qua đêm có sao không? Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều gia đình sử dụng thiết bị này. Bài viết dưới đây Picenza sẽ phân tích chi tiết các tác hại, mức tiêu thụ điện khi bật bình nóng qua đêm và cách sử dụng bình nóng lạnh hiệu quả nhất.
Bật bình nóng lạnh qua đêm nguy hiểm thế nào?
Việc để bình nóng lạnh qua đêm một hai lần có thể không quá nghiêm trọng nhưng việc để qua đêm liên tục sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà bạn có thể chưa biết.

Rủi ro về an toàn điện
Khi bình nóng lạnh hoạt động liên tục nhiều giờ, đặc biệt là trong thời gian dài qua đêm, nguy cơ rò điện, quá tải và chập điện sẽ tăng cao. Đặc biệt nguy cơ càng cao khi bình nóng lạnh đã lâu năm, ít khi được vệ sinh bảo dưỡng cũng như hệ thống điện trong nhà không ổn định.
Giảm tuổi thọ các linh kiện bình nóng lạnh
Bình nóng lạnh có thiết kế ngắt điện tự động khi đun nóng nước đến nhiệt cài đặt giúp tiết kiệm điện hoặc ngắt khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn chứ không nhằm mục đích để bình hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Khi bật bình nóng lạnh cả ngày khiến cho các bộ phận trong bình như thanh đốt, van áp suất, rơ le, thanh magie,… hoạt động liên tục. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm tuổi thọ, dễ hỏng hóc hơn và hoạt động kém hiệu quả các bộ phận
Nguy cơ bỏng nước nóng
Nếu để bình hoạt động qua đêm và cài đặt ở nhiệt độ cao, nước trong bình sẽ được duy trì ổn định nhiệt độ đó. Nên khi xả nước, không để ý sẽ dễ gây bỏng cho người dùng.
Thêm nữa việc đun nóng liên tục khiến áp suất trong bình luôn ở mức cao. Khi van xả áp hoạt động không tốt, áp suất bị nén lại có thể dẫn đến rủi ro nổ bình.
Tăng tiền điện hàng tháng của gia đình
Việc bật bình nóng lạnh qua đêm, chắc chắn sẽ khiến lãng phí điện năng và tăng hóa đơn tiền điện của bạn. Dù bình có cơ chế ngắt điện tự động khi nước đủ nóng nhưng khi nước nguội, rơ le cảm ứng nhiệt của bình sẽ kích hoạt để bình đun nước lại. Đặc biệt là với các mẫu bình có lớp xốp cách nhiệt kém, nước nhanh giảm nhiệt độ thì tần suất bình hoạt động trong đêm càng nhiều.

Bật bình nóng lạnh qua đêm có tốn điện không?
Một câu hỏi mà nhiều người quan tâm là để bình nóng lạnh qua đêm có tốn điện không? Và tốn bao nhiêu tiền điện?
Như đã nói ở mục 1.4, câu trả lời chắc chắn là Có. Về bản chất, bình nóng lạnh là thiết bị dùng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng để đun nóng nước. Để bình nóng lạnh qua đêm là đặt bình luôn ở trạng thái hoạt động. Việc đun nước này sẽ được lặp lại trong đêm. Và khi cài đặt ở công suất cao (2500W) nước sẽ được đun nóng nhanh với lượng điện tiêu thụ cao.
Cụ thể: Bình nóng lạnh thường có công suất kép, hai nấc là 1500W và 2500W. Khi bật qua đêm, bình sẽ hoạt động theo chu kỳ để duy trì nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới mức cài đặt (thường là 5-10°C), bình sẽ tự động bật lại để làm nóng nước.
Có thể bạn quan tâm: Thời gian làm nóng nước của bình nóng lạnh là bao lâu? Tìm hiểu ngay.
Để bình nóng lạnh qua đêm tốn bao nhiêu tiền điện?

Giả sử, bạn để công suất bình nóng lạnh 2500W (P công suất tiêu thụ điện), để qua đêm tạm tính là trong 8 giờ, với tần suất cứ 2 tiếng là bình bật đun lại một lần trong 10 phút.
Vậy trong 8 giờ thì bình sẽ tự bật 4-5 lần, số thời gian hoạt động thực tế của bình sẽ từ 40-50 phút (t thời gian tiêu thụ điện).
Vậy áp dụng công thức A = P x t, ta có điện năng tiêu thụ sẽ dao động từ 1,667kWh đến 2,083kWh, xét trung bình khoảng 2 số điện.
Giá điện tính bình quân là 2000 VNĐ/1 số, vậy số tiền điện do để bình nóng lạnh qua đêm sẽ dao động quanh 4000 VNĐ. Vậy trong 1 tháng bạn sẽ tăng thêm tiền điện khoảng 120.000 VNĐ, do bật bình nóng lạnh qua đêm.
Lưu ý: Ví dụ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Các số liệu đưa ra chỉ ở mức trung bình. Mức tiêu tốn điện thực tế sẽ phụ thuộc vào công suất, tần suất hoạt động thực tế của bình và giá điện sinh hoạt thay đổi lũy tiến.
Có nên để bình nóng lạnh cả ngày?

Câu trả lời là không nên. Bật bình nóng lạnh qua đêm là đã không nên. Việc để bình nóng lạnh cả ngày là càng không được khuyến khích.
Từ góc độ tiết kiệm năng lượng, an toàn và tuổi thọ thiết bị, không nên để bình nóng lạnh hoạt động liên tục cả ngày để:
- Tránh lãng phí điện: Hầu hết các gia đình chỉ sử dụng nước nóng vào một số thời điểm trong ngày chứ không phải cần trong cả ngày. Để bình hoạt động liên tục đồng nghĩa với việc liên tục tiêu tốn điện để duy trì nhiệt độ nước mà không cần thiết.
- An toàn không đảm bảo: Thời gian hoạt động càng dài, nguy cơ gặp sự cố càng cao, đặc biệt khi không có ai giám sát theo dõi hoạt động bình.
- Tuổi thọ thiết bị giảm: Để bình hoạt động qua đêm trong thời gian dài sẽ khiến giảm tuổi thọ các bộ phận của bình. EVN cho biết, khi bình nóng lạnh hoạt động cả ngày có thể khiến tuổi thọ bộ điều nhiệt giảm nhanh chóng, chỉ còn 5% so với thông thường.
Hướng dẫn cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện, bền
Thay vì để bình nóng lạnh hoạt động cả ngày, qua đêm thì các bạn nên:
- Chỉ bật bình trước khi sử dụng 15-30 phút. Thời gian này đủ làm nóng nước phục vụ cho việc tắm rửa.
- Nhiều bình nóng lạnh hiện đại có tính năng hẹn giờ, giúp tự động bật tắt theo thời gian đã cài đặt.
- Luôn tắt bình khi không cần thiết, không sử dụng bình.
- Nên cài nhiệt độ trung bình từ 38-42°C phù hợp nhất cho việc tắm rửa, vừa đủ ấm mà không gây bỏng. Khi vào mùa đông có thể tăng nhiệt độ cài đặt lên 45-50°C trong thời tiết lạnh.
- Lựa chọn bình nóng lạnh từ các thương hiệu uy tín, độ bền tốt, giữ nhiệt lâu.

Việc sử dụng bình nóng lạnh đúng cách không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí hàng tháng mà còn đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho bình. Do đó, chú ý không để bình nóng lạnh qua đêm để bình hoạt động ổn định và bền lâu.
Nếu có nhu cầu có thể tham khảo các mẫu bình nóng lạnh của Picenza.