Bình nóng lạnh bị hở điện: Nguyên nhân, cách kiểm tra và xử lý nhanh chóng

Bình nóng lạnh bị hở điện là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà các bạn cần biết rõ nguyên nhân, cách kiểm tra và xử lý nhanh chóng, hạn chế thấp nhất rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách kiểm tra bình nóng lạnh hở điện nhanh nhất

Khi hiện tượng rò điện xảy ra, dễ gặp nhất là các bạn khi tiếp xúc với vòi nước (bằng kim loại), thân bình hoặc chạm vào nước nóng khi đang bật bình thì bị giật, tê nhẹ. 

Lúc này, các bạn cần ngắt nguồn điện, khóa van nước và xả hết nước bình nóng lạnh. Sau đó tháo các đường dẫn nước vào và ra liên quan để kiểm tra bình.

Sử dụng đồng hồ vạn năng

Các bạn sử dụng đồng hồ vạn năng, để thang đo là 1k Ω, 1 que vào phích cắm của bình, 1 que thì chạm lần lượt vào nguồn cấp nước vào bình nóng lạnh. 

Nếu kim đồng hồ nhích lên chứng tỏ bình nóng lạnh bị nhiễm điện. Nếu mẫu bình không có chống giật ELCB thì càng nguy hiểm hơn.

Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra bình nóng lạnh bị nhiễm điện.

Dùng bút thử điện

Cắm nguồn điện vào bình nóng lạnh, sau đó dùng bút thử điện chạm tại ống cấp nước ra/vào của bình. Nếu đèn bút thử điện sáng thì rõ ràng bình nóng lạnh đã bị rò điện.

Dùng bút thử điện cũng là một cách kiểm tra chắc chắn bình nóng có bị hở điện hay không.

Nguyên nhân bình nóng lạnh nhiễm điện

Khi đã xác định bình nóng lạnh bị nhiễm điện thì các bạn có thể tự kiểm tra sâu hơn để chủ động thay thế, khắc phục nhanh chóng mà không cần phải thuê thợ bên ngoài.

Hỏng ELCB của bình 

Nếu bình nóng lạnh có ELCB thì khi có hiện tượng rò điện, cục ELCB sẽ tự động ngắt điện để ngăn chặn. Tuy nhiên, khi ELCB bị hỏng, hoạt động không hiệu quả hoặc các mẫu bình không có cục ELCB thì hiện tượng bình nóng lạnh bị nhiễm điện sẽ gây nguy hiểm cho người dùng.

Nên nếu bình có hiện tượng rò điện và bình có ELCB thì rõ ràng hệ thống ELCB của bình cần được thay thế.

Hệ thống chống giật ELCB hạn chế tình trạng bình nóng lạnh bị rò điện.

Cách xử lý: Liên hệ thợ để việc thay ELCB hoặc lắp đặt mới được chính xác và cẩn thận hơn.

Rò điện từ lớp thanh đốt mayso bình nóng lạnh

Do khi dùng một thời gian, thanh sợi đốt mayso làm nóng để đun nước sẽ truyền nhiệt nhiều, bị bám cặn. Từ đó, làm hỏng lớp cách nhiệt của nó với các bộ phận khác của bình. Khi lớp lớp cách nhiệt, cách điện này giảm chất lượng khiến cho bình nóng lạnh bị nhiễm điện. 

Bình nóng lạnh bị hở điện thường gặp do rò điện từ thanh đốt mayso của bình.

Cách kiểm tra: Khi tháo lớp vỏ ngoài bình nóng lạnh, các bạn sẽ tháo mối cắm thanh đốt mayso bình, cắm nguồn điện và dùng bút thử điện kiểm tra quanh khu vực đó. Đèn sáng báo hiệu rò điện từ dây thanh đốt này.  

Kiểm tra thanh đốt và bộ phận Rơ le bình nóng lạnh có bị rò điện bằng bút thử điện.

Cách xử lý: Khi thanh đốt mayso bị hỏng thì các bạn cần thay mới. Dùng dụng cụ như tua vít và vặn bu lông T10 để tháo ốc giữ dây mayso, sau đó thay dây mới.

Lưu ý: Không sửa vì các thiết bị điện tử đều yêu cầu thông số kỹ thuật cao nên thanh đốt đã có vấn đề, nếu cố tình dùng thì sau sẽ gặp lại tình trạng bình nóng lạnh bị hở điện rất nguy hiểm.

Rơ le bình nóng lạnh 

Rơ le là bộ phận cảm biến nhiệt của bình, có nhiệm vụ ngắt, bật bình nóng lạnh tự động. Khi bật bình hoạt động liên tục khiến cho Rơ le phải hoạt động quá tải dẫn đến hỏng hóc và rò điện. 

Rơ le khi hoạt động quá tải sẽ gây chập cháy, rò điện ở bình nóng lạnh.

Cách kiểm tra: Tương tự như với kiểm tra dây mayso, thì các bạn cắm nguồn và dùng bút thử điện kiểm tra quanh khu vực Rơ le. Nếu đèn bút thử điện sáng chứng tỏ bình nóng lạnh rò điện từ Rơ le.

Cách xử lý: Bạn nên gọi thợ để thay rơ le bình đúng kỹ thuật. Thay xong thì lưu ý không bật bình 24/24h. Khi cần sử dụng thì bật trước 20-30 phút để đảm bảo bình sử dụng dài lâu, ít hỏng hóc.

Cháy dây cấp điện dây mayso

Khi lâu ngày sử dụng, dây cấp điện cho mayso chịu nhiệt kém khiến cho nóng chảy lớp vỏ bao ngoài khiến cho cháy dây, làm bình nóng lạnh bị nhiễm điện. Nguyên nhân này còn khiến bình nóng lạnh bị thêm tình trạng là sáng đèn mà bình không nóng. 

Cách kiểm tra: Khi tháo lớp vỏ ngoài của bình sẽ thấy ngay nếu vì đây là lỗi dễ thấy.

Sau thời gian sử dụng, dây cấp điện cho thanh đốt bị cháy dẫn đến bình nóng lạnh bị hở điện.

Cách xử lý: Các bạn mua dây cấp điện mới tại cửa hàng bán Picenza chính hãng, dùng tua vít tháo dây cũ và thay mới.

Hỏng gioăng cao su bình nóng lạnh

Gioăng cao su bình nóng lạnh có tác dụng cách nhiệt và ngăn không cho nước trong bình trào ra ngoài. Sau một thời gian dài sử dụng, lớp gioăng này bị cứng, mất độ đàn hồi, giảm khả năng cách điện, cách nhiệt, nước rò rỉ ra ngoài khiến bình nóng lạnh bị nhiễm điện.

Lựa chọn bình nóng lạnh từ thương hiệu uy tín để hạn chế bị rò điện.

Cách kiểm tra: Lớp gioăng cao su là lớp đệm với thanh đốt mayso nên khi tháo dây mayso sẽ tháo cả lớp gioăng kiểm tra. Khi lớp gioăng xuống cấp có thể sẽ vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ.

Cách xử lý: Các bạn liên hệ hãng để mua lớp gioăng chính hãng có thể thay thế nhanh chóng và đơn giản.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn vệ sinh bình nóng lạnh Picenza chuyên nghiệp.

Ruột bình bị ăn mòn hoặc có thủng

Lớp vỏ bên trong bình dù là thép tráng men hay tráng một lớp chất liệu khác để bảo vệ, tăng độ bền cho bình nhưng lớp tráng đó vẫn có thể không bao được hết bề mặt bình, vẫn có các lỗ rất nhỏ, các khu vực mà lớp tráng đó mỏng hơn. Do đó, bình có thêm thanh Magie để thanh đó phản ứng bị ăn mòn trước, bảo vệ cho ruột bình. Khi thanh Magie thanh Magie đã bị ăn mòn hết mà chưa được thay thế thì lâu ngày, lớp vỏ bình sẽ bị bào mòn, nước rỉ ra và gây rò điện.

Cách kiểm tra: Thường với trường hợp này, các bạn cắm nguồn điện và chạm vào thân bình là bút thử điện đã sáng đèn. Đây là tình trạng rò điện rất nguy hiểm vì nó có thể lan ra toàn bộ thân bình.

Cách xử lý: Nên thay bình nóng lạnh mới vì khi ruột bình đã bị ăn mòn chứng tỏ bình cũng đã được sử dụng rất lâu, nhiều bộ phận đã xuống cấp.

Lắp đặt sai kỹ thuật 

Do khi lắp đặt hoặc sau quá trình vệ sinh, bảo dưỡng tiến hành lắp đặt lại các bộ phận không đúng kỹ thuật, lắp bình ở khu vực ẩm ướt khiến nước bắn nhiều vào dây điện, mạch điều khiển, ổ cắm rò rỉ, không đạt tiêu chuẩn, hoặc không gắn dây nối đất của bình,… khiến dòng điện rò rỉ ra bình nóng lạnh gây nguy hiểm.

Cách xử lý: Liên hệ đội thợ chuyên nghiệp để xử lý dứt điểm được tình trạng này.

Cách sử dụng bình nóng lạnh tránh hở điện

Việc sử dụng bình nóng lạnh tránh bị rò rỉ điện (hở điện) là rất quan trọng để bảo vệ an toàn cho người dùng và tài sản gia đình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng bình nóng lạnh đúng cách, phòng tránh rò điện, dựa trên nguyên tắc an toàn và kinh nghiệm thực tế từ các kỹ thuật viên của Picenza.

  • Lắp đặt bình ở vị trí an toàn, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt hoặc dễ bị nước bắn vào.
  • Đảm bảo lắp đặt chắc chắn, chịu được khối lượng lớn.
  • Sử dụng dây điện và ổ cắm đạt tiêu chuẩn, không sử dụng chung với các thiết bị khác để tránh quá tải.
  • Lắp dây nối đất và kiểm tra thường xuyên giúp giảm nguy cơ giật điện. 
  • Chọn bình nóng lạnh từ các thương hiệu uy tín, có tích hợp thiết bị chống giật ELCB. Tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
  • Tắt nguồn điện trước khi sử dụng nước nóng để tắm, đặc biệt nếu bình không có ELCB.
  • Không bật bình luận 24/24. Chỉ bật bình trước khi tắm 15-30 phút, sau đó tắt ngay. 
  • Kiểm tra nước trước khi tắm, quan sát xem có hiện tượng bất thường không (nước có mùi kim loại, bọt khí, hoặc tiếng kêu lạ). Nếu có, hãy ngắt điện và kiểm tra ngay.
  • Vệ sinh bình định kỳ 6-12 tháng/lần, giảm nguy cơ rỉ điện.
  • Nếu phát hiện bình rò rỉ nước, ngắt điện và sửa ngay (Xem chi tiết: Bình nóng lạnh bị chảy nước: [6 nguyên nhân – 5 giải pháp]).
  • Không tự động sửa chữa nếu không có chuyên môn
  • Chủ động lắp theo bộ lọc nước nếu nguồn nước chỗ bạn là nước cứng.
Lựa chọn bình nóng lạnh từ thương hiệu uy tín để hạn chế bị rò điện.

Trên đây là thông tin chi tiết được tư vấn bởi đội thợ giỏi kỹ thuật chuyên môn của Picenza về Bình nóng lạnh bị hở điện: Nguyên nhân, cách kiểm tra và xử lý nhanh chóng. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *